THỢ VẼ SÁP ONG Ở HOÀI KHAO
Kỹ thuật in hoa văn trên váy áo bằng sáp ong Khoái là một nghề độc đáo, thấm đẫm nét văn hóa đặc trưng của người Dao Tiền. Và đặc biệt, nó lưu giữ được những nếp sinh hoạt có từ ngàn xưa của người Dao Tiền. Nếu ở mọi nơi khác, sản phẩm số 1 của ong Khoái là mật, thì với người Dao Tiền ở bản Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, họ chỉ lấy mỗi sáp ong sau khi đàn ong bay đi. Hằng năm, ong kéo về làm tổ vào mùa xuân, khi trăm hoa đua nở.
THỢ VẼ SÁP ONG Ở HOÀI KHAO
Ở Làng cổ Hoài Khao, cuộc sống thật yên bình. Ngoài việc trồng lúa ra, phụ nữ nơi đây còn rất khéo léo khi có thêm nghề vẽ sáp ong lên những miếng vải thổ cẩm để tự may áo truyền thống cho chính mình. Sáp ong ở đây cũng được bà con thu hoạch từ chính những tổ ong khoái trong 2 hang rất lớn của Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén với khoảng 50 tổ ong. Nhưng người Dao Tiền ở Hoài Khao không bao giờ khai thác mật.
Chừng tháng 6 âm lịch, ong Khoái bay đi hết, để lại những chiếc tổ to vàng óng sáp ong và không còn một tí mật nào. Đến mùa xuân, các đàn ong Khoái mới quay về làm tổ. Sản phẩm duy nhất của ong Khoái mà người Dao Tiền ở Hoài Khao khai thác là sáp ong.
Sau khi bầy ong bay đi, thầy mo coi ngày giờ lên lấy tổ. Một ngày trước lễ khai thác tổ ong, người dân xóm Hoài Khao tất bật chuẩn bị. Thanh niên trai tráng thì lo chặt cây mai cầy vầu để làm thang cột vào những thân cây gần hang ong, để sau khi thầy mo cúng tạ ơn thần núi, thần ong thì họ trèo lên, cầm cây sào chọc cho các tổ ong rớt xuống. Cánh phụ nữ lo đi khiêng chảo từ nhà trưởng bản đến Nhà sinh hoạt cộng đồng, cũng như vác củi đến góp cho việc nấu sáp ong. Trong đêm, khi nấu sáp ong thì cả bản tụ họp ăn uống, và mỗi nhà đều có đóng góp như gạo nếp, gà, lợn…
Năm nay, họ chọn ngày rằm tháng 7. Hôm ấy, họ sẽ làm lễ cúng, xong xuôi trai tráng trong xóm sẽ bắc giàn leo lên lấy tổ. Những chiếc tổ ong ấy mang về nấu lên rồi chia đều cho cả xóm.
Người Dao Tiền dùng sáp ong Khoái vẽ những hoa văn ở chân váy phụ nữ. Trên những tấm vải màu trắng, họ lấy sáp ong vẽ hoa văn lên, rồi mang đi nhuộm chàm. Những đường vẽ bằng sáp ong Khoái để lại trên trên váy chàm những hoa văn đẹp mắt màu trắng ngà.
Chẳng ai biết những đàn ong ấy di cư đi đâu, nhưng những người già nhất của xóm Hoài Khao nói rằng nhiều đời nay họ vẫn chỉ đợi những đàn ong bay đi, để lại cho những chiếc tổ đầy sáp ong quý, và rồi đàn ong lại bay về...
Để tìm hiểu về nghề vẽ sáp ong này các bạn có thể tham khảo 2 tour đi Cao Bằng dưới đây để được một lần chứng kiến tận mắt những người phụ nữ Dao Tiền thể hiện nét tinh hoa của đồng bào mình.
----------
Hành trình: Hà Nội - Nguyên Bình - Bảo Lạc
Thời gian: 03 ngày - 02 đêm
Điểm tham quan chính: KDL Kolia, đèo 15 tầng Khau Cốc Chà, Cây Lê Cô Đơn, Làng cổ Hoài Khao, Hang Ong Khoái, Đỉnh núi Phia Oắc, rừng trúc Lũng Pán, cung đường Chữ S Hoài An, Bản làng Lũng Rạc…
Tour khởi hành 08/03: https://s.net.vn/BuoB ===> Tham dự “Ngày hội dân tộc Mông - Mùa Hoa Lê”
Link đăng ký 8/3: https://forms.gle/2Er1XfELzxie3YARA
Tour khởi hành 22/03: https://s.net.vn/0mT9 ===> Ngắm mùa Hoa Trẩu, Thăm làng trình tường Nà Rẻo, KDL Kolia
Link đăng ký 22/3: https://forms.gle/2Y7xtFH8j3ZKt1hA6